Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

CO, CQ là gì


CO CQ là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Tìm hiểu CO CQ là gì cũng là một việc cần thiết đối với những ai làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thực tế CO CQ là hai chứng từ hoàn toàn khác nhau, và đương nhiên cũng có chức năng khác nhau.
CO là giấy chứng nhận xuất xứ, tiếng Anh là Certificate of Origin. CQ là giấy chứng nhận chất lượng – Certificate of Quality.
Hai thuật ngữ này thường được nói liền với nhau chỉ như một thói quen để nói về nguồn gốc chất lượng của sản phẩm. Chúng vừa là tiêu chí quan trọng thường được đề cập tới trong bộ hồ sơ thủ tục, vừa nói cho thuận miệng khi chuẩn bị chứng từ.

CO cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ hay quốc gia nào đó.
Biết được nguồn gốc, hay xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp chủ hàng nhập khẩu xác định xem hàng có được hưởng ưu đãi đặc biệt hay không. Ví dụ: nếu hàng từ các nước ASEAN, có C/O form D, thì có thể được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt, nghĩa là thuế thấp hơn mức không có C/O.
Thêm nữa, với một số mặt hàng C/O sẽ quyết định hàng từ nước đó có đủ tiêu chuẩn nhập vào Việt Nam hay không. Chẳng hạn, vào thời điểm đầu năm 2014, máy móc thiết bị đã qua sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc thì không được nhập khẩu vào Việt Nam, theo quy định trong công văn số 3016/BKHCN-ĐTG ngày 24/9/2013 của Bộ KHCN.

Giấy chứng nhận chất lượng – CQ

C/Q là loại giấy tờ xác nhận rằng hàng hóa có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
Chứng nhận này để làm gì? Là để người bán thể hiện cam kết của mình với người mua về chất lượng của hàng hóa.
Chứng từ này không bắt buộc trong hồ sơ hải quan.
Với một số mặt hàng nhập khẩu, khi bạn làm thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước (chẳng hạn đăng kiểm xe máy chuyên dùng), thì phải nộp C/Q trong hồ sơ đăng ký.

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

Hướng dẫn kiểm tra lỗi điều hòa LG


Hướng dẫn check mã lỗi điều hòa LG .

  • Ở dòng máy điều hòa LG inverter có màn hình hiển thị ta kiểm tra mã lỗi điều hòa này rất đơn giản bằng cách nhìn lên màn hình hiển thị khi máy lạnh có bất cứ dấu hiệu bất thường nào sẽ báo lỗi ngay trên màn hình . Nếu chưa có phương pháp khắc phục khi đã test lỗi thành công anh chị có thể cần đến thợ sửa điều hòa ngay tại đây .
  • Nếu điều hòa lg không có màn hình led hiển thị mà chỉ có đèn báo . Khi máy lạnh bị báo lỗi đèn báo này sẽ nhấp nháy báo lỗi . Cách test lỗi điều hòa Lg rất đơn giản là đếm số lần nhấp nháy đèn để ứng với bảng mã lỗi máy lạnh lg . VD : đèn nháy 1 lần , 2 lần hay 3 lần sẽ ứng với mã lõi ch01 , ch01 hay ch03 . Khi này anh chị so sánh với bảng mã lỗi chuẩn như dưới đây .

Bảng mã lỗi điều hòa LG inverter

Mã lỗi CH01 : Lỗi mạch, hở tiếp điểm, mối hàn kém.
Mã lỗi CH02 : Cảm biến nhiệt độ kẹp ở đường ống nén máy lạnh ngoài dàn nóng bị lỗi.
Mã lỗi CH03: Lỗi giữa dây tín hiệu kết nối từ dàn lạnh đến dàn nóng, dây tín hiệu kết nối sai.
Mã lỗi CH04 : Phao nươc bị lỗi.
Mã lỗi CH05 : Lỗi bo mạch dàn nóng, không khiển tín hiệu vào dàn lạnh.
Mã lỗi CH06  : Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng, hỏng bo mạch dàn lạnh.
Mã lỗi CH07 : Dàn nóng và dàn lạnh không đồng bộ.
Mã lỗi CH09 : Lỗi bo mạch dàn nóng và dàn lạnh.
Mã lỗi CH10 :  Quạt dàn lạnh không chạy, chạy yếu. Quạt hư, lỗi bo dàn lạnh.
Mã lỗi CH22 : Điện áp, nguồn điện vào quá cao.
Mã lỗi CH23 : Điện áp, nguồn điện vào quá thấp.
Mã lỗi CH26 : Block (máy nén) inverter không chạy, lỗi bo.
Mã lỗi CH27 :  Mạch quá tải, bo mạch bị hỏng.
Mã lỗi CH29 :  Sung khiển từ bo ra máy nén bị lệch pha.
Mã lỗi CH33 :  Nhiệt độ ống nén môi chất quá cao. Lỗi cảm biến nhiệt ngoài dàn nóng.
Mã lỗi CH41 : Cảm biến nhiệt độ máy nén bị lỗi, nhiệt độ máy nén tăng cao.
Mã lỗi CH44 :  Cảm biến nhiệt độ phòng bị lỗi.
Mã lỗi CH45 :  Cảm biến nhiệt độ ngoài dàn nóng bị lỗi.
Mã lỗi CH46  :  Cảm biến đường ống môi chất về bị lỗi.
Mã lỗi CH47 : Bo mạch dàn nóng hoặc dàn lạnh bị lỗi.
Mã lỗi CH51 : Lỗi quá tải.
Mã lỗi CH54  : Lệch pha, mất pha.
Mã lỗi CH60  : Lỗi bo mạch trên dàn nóng.
Mã lỗi CH61  : Dàn nóng quá dơ, không giải nhiệt được.
Mã lỗi CH62 :  Lỗi bo mạch trong dàn lạnh.
Mã lỗi CH67 : Lỗi quạt dàn nóng.
Trên đây là toàn bộ mã lỗi dành cho điều hòa LG khi anh chị check được lỗi điều hòa LG hãy so sánh ngay với bảng mã lỗi chúng tôi  cung cấp ở trên  để có hướng khắc phục kịp thời .

Ứng dụng điều khiển điều hòa bằng điện thoại

3 ứng dụng điều khiển điều hòa bằng điện thoại Smartphone tốt nhất

Chỉ với chiếc Smartphone là bạn có thể điều chỉnh điều hòa mà không cần phải sử dụng remote. Vậy có những ứng dụng nào hỗ trợ cho bạn thực hiện tính năng này, mời bạn đọc bài viết top 3 ứng dụng điều khiển điều hòa bằng Smartphone

1Điều khiển điều hòa bằng ứng dụng IR Remote

App IR Remote là một ứng dụng điều khiển điều hòa từ xa dành cho các thiết bị Smartphone có mắt hồng ngoại, ứng dụng này có thể sử dụng cho tất cả dòng điện thoại Android và iOS như iPhone, iPad, ... 
Ứng dụng này cho phép bạn điều khiển tivi, đầu DVD, máy nghe nhạc, đặc biệt là điều khiển điều hòa.
Ứng dụng IR Remote có thể điều khiển hầu hết các dòng điều hòa trên thị trường như: PanasonicDaikin, Samsung, LG....
Điều khiển máy lạnh bằng ứng dụng IR Remote
Khi sử dụng ứng dụng bạn có thể tắt, mở điều hòa hay điều chỉnh các chế độ làm lạnh một cách nhanh chóng mà không phải mất thời gian tìm remote.
Nhưng nhược điểm của ứng dụng này là bạn phải trả phí thì mới sử dụng được.

2Điều khiển điều hòa bằng ứng dụng ASmart Remote IR

App ASmart Remote IR là một ứng dụng miễn phí cho phép Smartphone điều khiển các thiết bị điều hòa, tivi, đầu DVD, đầu CD. Nhưng một điều hạn chế của ứng dụng này là chỉ thích hợp với các dòng điện thoại Samsung, HTC.
Ứng dụng ASmart Remote IR có thể điều khiển hầu hết các dòng điều hòa trên thị trường như Panasonic, LG, Sharp, ... với giao diện trực quan, dễ sử dụng. Chẳng hạn như giao diện điều khiển điều hòa Panasonic trên điện thoại với các nút điều khiển nằm ngay trên màn hình giúp bạn điều chỉnh nhanh chóng.
Điều khiển máy lạnh bằng ứng dụng ASmart Remote IR

3Điều khiển điều hòa bằng ứng dụng Tado° Cooling

App Tado° Cooling cũng biến chiếc Smartphone của bạn trở thành điều khiển từ xa, nhưng đây là ứng dụng được thiết kế dành riêng cho iPhone để biến thiết bị iOS thành điều khiển điều hòa cơ động.
Để sử dụng ứng này, bạn phải có một đầu thu phát tín hiệu kết nối giữa điều hòa và iPhone, với giá bán là 64$. Tuy số tiền bỏ ra cao nhưng bạn sẽ không hối tiếc đối với những gì Tado° Cooling mang lại cho bạn.
Ứng dụng sẽ tự động bật/tắt, điều chỉnh nhiệt độ, kiểm soát và điều chỉnh chế độ làm lạnh của điều hòa khi bạn ở trong phòng.
Điều khiển máy lạnh bằng ứng dụng Tado° Cooling

Lịch sử ra đời và phát triển máy điều hòa

Những mô hình làm mát đầu tiên

Người Ai Cập cổ đại đã biết chế tạo ra mô hình làm mát để phục vụ cho chính mình. Mô hình đơn giản nhất được người Ai Cập chế tạo ra đó là treo lau sậy trên những cửa sổ rồi phun nước lên.
Mục đích của mô hình này là khi gió thổi vào sẽ đi qua mô hình và mang theo hơi nước vào phòng, giữ ẩm và làm mát cho không khí bên trong. Biện pháp này giúp người Ai Cập cổ giảm bớt đi cái nóng từ sa mạc nơi họ sinh sống.
Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Mô hình làm mát của người Ai Cập trên các hình vẽ trên tường

Một cách làm mát khác của người La Mã cổ đại chính là họ bao quanh tường nhà hệ thống ống nước, khi nước lưu thông sẽ làm mát ngôi nhà. Làm mát bằng nước cũng được người Ba Tư thời trung cổ áp dụng. Hệ thống của họ bao gồm tháp gió và các bể chứa nhiều nước giúp làm mát không khí trong nhà.
Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Mô hình làm mát của người Ba Tư

Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Tháp gió làm mát biểu diễn qua sơ đồ

Những nhà khoa học là “cha đẻ” của máy điều hoà không khí

Thế kỷ 17, nhà phát minh Cornelis Drebble đã nghĩ ra cách làm mát không khí bằng cách cho thêm muối vào nước. Hệ thống “biến mùa hè thành mùa đông” của ông đã được giới thiệu cho nhà vua nước Anh lúc bấy giờ.
Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Nhà phát minh Cornelis Drebble (1572-1633)

Năm 1758, nhà phát minh John Hadley đã nghiên cứu và phát hiện ra mối liên hệ giữa sự bay hơi của chất lỏng và quá trình làm lạnh không khí.
Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Nhà phát minh John Hadley (1731-1764)

Năm 1820, nhà hoá học người Anh Michael Faraday đã thành công khi cho nén và hoá lỏng khí amoniac. Ông nghiên cứu được rằng khi bay hơi, khí amoniac có khả năng làm lạnh không khí xung quanh.
Đó là cơ sở đầu tiên để năm 1842 bác sĩ người Scotland John Gorrie (1803 - 1855) tạo nên cỗ máy tạo băng làm mát cho cả một toà nhà lớn.
Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Nhà hóa học, vật lý và phát minh người Anh, Michael Faraday (1791-1867)

Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Bác sĩ người Scotland John Gorrie (1803-1855)

Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Tuy nhiên sau đó mô hình tạo băng của bác sĩ John Gorrie không được ủng hộ

Năm 1851, kỹ sư James Harrison chế tạo thành công cỗ máy làm nước đá đầu tiên. Năm 1854, cỗ máy này chính thức được thương mại hoá. Năm 1855, ông được trao bằng sáng chế hệ thống tủ lạnh nén khí ete.
Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Kỹ sư James Harrison - người đầu tiên chế tạo thành công cỗ máy tạo băng

Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Cỗ máy tạo băng của Harrison

Hành trình của chiếc máy lạnh đầu tiên

Cuối thế kỷ 19, người ta sử dụng hệ thống làm lạnh từ các đường ống dẫn không khí ẩm đi vòng quanh một toà nhà. Hệ thống này giúp bảo quản một số thực phẩm, làm mát bia và một số thức uống.
Ngày 17 tháng 7 năm 1902, Willis Carrier sáng tạo ra chiếc máy điều hoà không khí đầu tiên chạy bằng điện.
Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Nhà phát minh Willis Carrier (1875-1950)

Hệ thống điều hoà không khí của Willis Carrier được dùng trong một nhà máy in. Hệ thống này giúp kiểm soát nhiệt độ và còn giữ độ ẩm trong nhà máy. Nguyên lý giữ ẩm cho không khí của Carrier áp dụng khá đơn giản, thay vì đẩy không khí qua ống nung nóng, dòng không khí di chuyển qua ống được làm lạnh bằng amoniac hoá lỏng.
Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Hệ thống điều hoà không khí đầu tiên của Willis Carrier

Năm 1906, kỹ sư Stuart Cramer nghĩ ra ý tưởng chế tạo thiết bị thông gió lắp vào nồi chứa nước cất của hệ thống dệt để tạo ra độ ẩm. Quá trình này được đặt tên là “điều hoà không khí”.
Kỹ sư Carrier đứng ở hàng giữa, thứ 3 từ phải qua​

Kỹ sư Carrier đứng ở hàng giữa, thứ 3 từ phải qua​

Máy điều hoà được phổ biến như thế nào?

Năm 1911, Carrier giới thiệu “công thức làm lạnh với tỷ lệ độ ẩm hợp lý” cho hội kỹ sư cơ khí của Hoa Kỳ. Phương pháp làm lạnh này được áp dụng cho tới ngày nay.
Năm 1914, hộ gia đình đầu tiên tại Minneapolis đã lắp đặt hệ thống điều hoà của Carrier chế tạo.
Carrier và hệ thống điều hoà trên nóc toà nhà

Carrier và hệ thống điều hoà trên nóc toà nhà

Từ năm 1917 đến năm 1930, người dân có thể tận hưởng không khí mát từ máy điều hoà ở các rạp chiếu phim. Năm 1922, Carrier thay thế chất sinh hàn độc hại amoniac bằng một hợp chất an toàn hơn đó là dielene.
Các thế hệ máy điều hoà tiếp theo đã được giảm thiểu tối đa kích thước, nhỏ gọn hơn và được lắp đặt tại nhiều nơi như cửa hàng bách hoá, các con tàu,…
Koan Maru là chiếc tàu thủy đầu tiên được trang bị hệ thống điều hòa không khí

Koan Maru là chiếc tàu thủy đầu tiên được trang bị hệ thống điều hòa không khí

Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Cửa hàng bách hoá được trang bị máy điều hoà

Từ năm 1924 đến năm 1930, máy điều hoà được phổ biến ở nhiều cơ sở làm việc của chính phủ Mỹ.
Năm 1928, kỹ sư người Mỹ Thomas Midgley lần đầu tiên sản xuất thành công khí Freon làm chất sinh hàn trong công nghệ làm lạnh được sử dụng rộng rãi cho các thế hệ máy lạnh đến năm 1994.
Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Kỹ sư người Mỹ Thomas Midgley (1889-1944)

Năm 1931, Schultz và Sherman chế tạo thành công máy điều hoà có kích thước nhỏ gọn đặt trên bệ cửa sổ và làm mát một căn phòng.

Máy lạnh ngày nay ngày càng được cải tiến và thân thiện với môi trường

Năm 1946, 30.000 máy điều hoà gia dụng được sản xuất và cung cấp cho người dân trên khắp nước Mỹ. Năm 1953, hơn 1 triệu máy điều hoà đã được sản xuất và bán ra.
Lịch sử sáng tạo và phát triển của máy điều hoà

Máy lạnh được lắp đặt bên ngoài giảng đường Đại học California

Năm 1957, kỹ sư người Đức Heinrich Krigar chế tạo thành công máy nén khí ly tâm đầu tiên trên thế giới. Với kỹ thuật này, máy điều hoà được sản xuất với kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, vận hành êm và đạt hiệu suất cao hơn.
Thời gian sau này, máy điều hoà được sản xuất với nhiều công nghệ mới, vượt trội và ngày càng thân thiện với môi trường.
Máy lạnh ngày nay sử dụng công nghệ Inverter tiết kiệm năng lượng

Máy lạnh ngày nay sử dụng công nghệ Inverter tiết kiệm năng lượng

Hiện nay, hầu hết máy lạnh đều sử dụng công nghệ Inverter. Công nghệ này sử dụng máy nén biến tần để đạt được nhiệt độ mong muốn với tần số biên độ nhiệt tối thiểu giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Đây là dòng máy lạnh được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay và được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển và phổ biến trong tương lai.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Mã lỗi điều hòa Daikin

https://www.facebook.com/105224554412812/posts/107526300849304/?sfnsn=mod
Khi nhận thấy máy lạnh hoạt động không bình thường, gặp trục trặc, ta có thể dễ dàng nhận biết máy lạnh đang bị sự cố gì trên chính chiếc điều khiển thông minh của dàn lạnh.  Bằng việc hướng điều khiển về phía dàn lạnh rồi dùng tay nhấn Cancel trong vòng 5 giây điều khiến sẽ hiển thị mã lỗi trên màn hình kèm theo tín hiệu nhấp nháy.
Cách kiểm tra điều hòa daikin
                                                                                    Kiểm tra lỗi điều hòa Daikin bằng remoteLúc này trên màn hình hiển thị của điều khiển sẽ hiển thị “00”- Đây Là mã hiển thị mặc định trong trương trình “Test Lỗi”.
Tiếp tục ấn phím “Cancel” từng nhịp một (không giữ ) để chuyển qua các mã lỗi cho đến khi nghe tiếng kêu “ Bíp” thì dừng lại.
Lúc này mã lỗi trên màn hình hiển thị của Điều Khiển chính là mã lỗi “chuẩn”  mà hệ thống đang mắc phải.
Qua cách test lỗi điều hòa Daikin inverter bằng điều khiển này bạn sẽ nhận thấy các lỗi điều hòa daikin đang gặp để tìm cách sửa chữa, khắc phục phù hợp.
Lỗi điều hòa Daikin đều được thể hiện thông qua các mã trên điều khiển. Dưới đây là bảng tổng hợp các mã lỗi điều hòa Daikin cho bạn tham khảo nhé!
A0: Lỗi do thiết bị bảo vệ bên ngoài.
A1: Lỗi ở board mạch
A3: Lỗi ở hệ thống điều khiển mức nước xả(33H)
A6: Motor quạt (MF) bị hỏng, quá tải.
A7: Motor cánh đảo gió bị lỗi
A9: Lỗi van tiết lưu điện tử (20E).
AF: Lỗi mực thoát nước xả dàn lạnh.
C4: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ(R2T) ở dàn trao đổi nhiệt
C5: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R3T) đường ống gas hơi.
C9: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió hồi
CJ: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ trên remote điều khiển
E1: Lỗi của board mạch.
E3: Lỗi do sự tác động của công tắc cao áp.
E4: Lỗi do sự tác động của cảm biến hạ áp.
E5: Lỗi do động cơ máy nén inverter
E6: Lỗi do máy nén thường bị kẹt hoặc bị quá dòng.
E7: Lỗi ở mô tơ quạt dàn nóng.
F3: Nhiệt độ đường ống đẩy không bình thường.
H7: Tín hiệu từ mô tơ quạt dàn nóng không bình thường.
H9: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R1T) gió bên ngoài.
J2: Lỗi ở đầu cảm biến dòng điện.
J3: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ đường ống gas đi (R31T~R33T)
J5: Lỗi ở đầu cảm biến nhiệt độ (R2T) đường ống gas về
J9: Lỗi cảm biến độ quá lạnh(R5T)
JA: Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas đi.
JC: Lỗi ở đầu cảm biến áp suất đường ống gas về.
L4: Lỗi do nhiệt độ cánh tản nhiệt bộ biến tần tăng.
L5: Máy nén biến tần bất thường
L8: Lỗi do dòng biến tần không bình thường.
L9: Lỗi do sự khởi động máy nén biến tần.
LC: Lỗi do tín hiệu giữa bo Inverter và bo điều khiển.
P4: Lỗi cảm biến tăng nhiệt độ cánh tản nhiệt Inverter.
PJ: Lỗi cài đặt công suất dàn nóng.
U0: Cảnh báo thiếu ga.
U1: Ngược pha, mất pha.
U2: Không đủ điện áp nguồn hoặc bị tụt áp nhanh.
U4: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa các dàn lạnh và dàn nóng.
U5: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa dàn lạnh và remote.
U7: Lỗi truyền tín hiệu giữa các dàn nóng.
U8: Lỗi đường truyền tín hiệu giữa các remote “M” và ”S”.
U9: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa các dàn lạnh và dàn nóng trong cùng một hệ thống.
UA: Lỗi do vượt quá số dàn lạnh, v.v…
UE: Lỗi do đường truyền tín hiệu giữa remote điều khiển trung tâm và dàn lạnh.
UF: Hệ thống lạnh chưa được tháo lắp đúng cách, không tương thích dây điều khiển / đường ống gas.
UH: Sự cố về hệ thống, địa chỉ hệ thống gas không xác định….
Bảng mã những lỗi thường gặp ở điều hòa Daikin Inverter
Lưu ý: Khi gặp các tình trạng hư hỏng báo các lỗi ở điều hòa Daikin điển hình như lỗi cảm biến nhiệt độ dàn lạnh hay tình trạng tự bật tắt tốt nhất bạn hãy tắt máy điều hòa và liên hệ với những trung tâm sửa điều hòa tại nhà uy tín để được khắc phục.
Trên đây là cách kiểm tra lỗi điều hòa Daikin Inverter và tổng hợp các lỗi điều hòa Daikin thường gặp trong quá trình sử dụng. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và có phương án  khắc phục kịp thời giúp máy hoạt động hiệu quả, sử dụng bền lâu hơn.
x
Cách kiểm tra lỗi điều hòa Daikin Inverter bằng điều khiển thông minhTổng hợp bảng mã lỗi điều hòa daikin

LÝ DO CHỌN NGÀNH NHIỆT LẠNH





LÝ DO CHỌN NGÀNH NHIỆT - LẠNH

1. Ngành Công nghệ Nhiệt - Lạnh có vai trò gì trong nền kinh tế của thế kỷ 21?
Một trong những vấn đề lớn nổi lên của thế kỷ 21 là: năng lượng, trong đó điện năng chiếm vai trò chủ yếu. Công nghệ Nhiệt (CNN)là chìa khoá của quá trình sản xuất điện. Hơn nữa trong phần lớn các ngành công nghiệp, quá trình nhiệt là quá trình không thể thiếu. Vì thế trong nền Kinh tế Tri thức CNN là thành phần không thể thay thế.  
Với khí hậu nóng ẩm của ta, điều hoà không khí và xử lý vi khí hậu đóng vai trò không thể thiếu trong mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, vì thế đây là ngành CN  ngày càng phát triển.
Ngành chế biến nông lâm, thuỷ hải sản, thực phẩm,  là hướng mũi nhọn trong phát triẻn kinh tế nước ta, đang đòi hỏi ứng dụng kỹ thuật lạnh / sấy một cách rộng rãi. Vì vậy có thể nói rằng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không thể thiéu sự có mặt của ngành công nghệ Nhiệt lạnh.

2. Nếu chọn Viện KH CN Nhiệt Lạnh làm nơi học tập, bạn được hưởng những điều kiện gì?
Được sự hướng dẫn, giảng dạy của đội ngũ giảng viện giàu kinh nghiệm, có trình độ quốc tế trong đó có 2 Giáo sư, 1 Viện sỹ ,11 Phó Giáo sư, 4 Tiến sỹ Khoa học, 20 Tiến sỹ, 5 Thạc sỹ.
Nếu Bạn học giỏi ngoài những quyền lợi như đã quy định của trường, bạn có thể được nhận học bổng từ quỹ khuyến học của Viện và nhiều quỹ trong và ngoài nước. Được tạo điều kiện đào tạo tiếp.
Học bổng thường niên của các doanh nghiệp dành cho các sinh viên của Viện
2 suất HB toàn phần công ty Daikin Vietnam (25 triệu/suất)
2 suất HB công ty LGe Hải Phòng (10 triệu/suất)
2 suất HB công ty Toshiba (5 triệu/suất)
6 suất HB công ty Mitsubishi Industry ( 10 triệu/suất)
10 suất HB tập đoàn Coteccons (5 triệu/suất)
Thực tập:
Sinh viên được đi thực tập thực tế tại các cơ sở  ngoài trường, cụ thể:
02 Suất thực tập 3 tháng tại Nhật bản
01 suất thực tập 6 tháng tại Bồ đào nha
06 suất thực tập tại Công ty Cotecons  với được hỗ trợ 4 triệu/1 sinh viên/tháng
02 khóa tập huấn kỹ thuật cuối hè tại trung tâm đào tạo của LGe và Daikin Air conditioning Việt Nam
Ngoài ra sinh viên còn được tạo điều kiện để tham gia các khóa thực hành thực tập và đào tạo ngắn hạn tại các doanh nghiệp lớn với tổng thời gian có thể lên tới 6 tháng.

3. Kỹ sư Kỹ thuật nhiệt có thể làm việc ở đâu sau khi tốt nghiệp?
Do đặc thù của ngành công nghệ nhiệt có mặt ở khắp  mọi nơi nên bạn rất dễ khởi nghiệp. Bạn có thể công tác ở mọi cơ quan, xí nghiệp như: nhà máy điện, nhà máy biến  thực phẩm, nông lâm, thuỷ  hải sản, dầu khí, hoá chất , dệt may, các ngành dịch vụ như  khách sạn, du lịch, hàng không, bưu điện… , các Viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách. Đặc biệt việc khởi nghiệp kinh doanh khá thuận lợi.
- Tập đoàn, tổng công ty điện lực, nhà máy nhiệt điện, tập đoàn dầu khí, tập đoàn than...
- Tập đoàn, Tổng công ty Xây dựng, thi công lắp đặt hệ thống cơ điện công trình;
- Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty trong nước và quốc tế về chế tạo, cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị lạnh và điều hoà không khí, các hệ thống thiết bị Nhiệt lạnh, nhà máy nhiệt điện;
- Vận hành, điều khiển, khai thác các nhà máy sản xuất công nghiệp, các công trình công nghiệp và dân dụng, như: khách sạn, toà nhà, khu liên hợp;
- Các tập đoàng sản xuất và cung cấp thiết bị lạnh và điều hoà không khí, như: Tập đoàn DAIKIN, LG, York, Panasonic, Mitsubishi Electric...;  
- Công ty trong nước và tập đoàn quốc tế chế tạo và cung cấp hệ thống thiết bị, công nghệ nhà máy điện, như: Tập đoàn IHI, Mitsubishi Heavy Industry, Altom, GE, SIEMENS;
- Công ty, nhà máy năng lượng mới và tái tạo, như: Điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối...
- Các cơ sở đào tạo, Trường đại học, Trường cao đẳng, các Viện, Trung tâm nghiên cứu (Viện năng lượng, Viện hàn lâm khoa học quốc gia, Trung tâm kiểm định thiết bị điện, hệ thống và thiết bị nhiệt lạnh...).

4. Cơ hội việc làm - Thu nhập?
Với tốc độ tăng trưởng rất cao của ngành (10-20%/năm) tổng nhu cầu việc làm rất lớn khoảng 1000-1500 vị trí việc làm/năm, trong khi tổng số lượng kỹ sư cử nhân hàng năm chỉ khoảng 500-800/toàn quốc do đó cơ hội tìm việc làm khá cao. Đối với các bạn học tốt chưa tốt nghiệp đã có thể tìm được  việc làm;
Thu nhập của một kỹ sư nhiệt sau 3 năm có thể lên tới 20 triệu/ tháng.
Theo thống kê khóa sinh viên tốt nghiệp của Viện, sau 01 năm có 100% các bạn làm đúng ngành hoặc ngành gần, trong đó có khoảng 25% là giảng viên, nghiên cứu viên của các trường đại học cao đẳng, các Viện nghiên cứu danh tiếng, còn lại là các cán bộ kỹ thuật, chuyên gia, cán bộ quản lý có uy tín tại các cơ quan doanh nghiệp.